Chương trình Toán lớp 4 hướng dẫn học sinh các nội dung về phân số (khái niệm, đọc viết, so sánh, thực hành tính và vận dụng giải toán) trong vòng 6 tuần. Đây là một nội dung học sinh lớp 4 thường gặp khó khăn rất nhiều do đặc điểm tư duy của các em còn cụ thể, tính trừ tượng thấp, ghi nhớ chưa sâu, các kiến thức, kĩ năng học tập và thực hành với phân số khác biệt với tập số tự nhiên quen thuộc mà các em đã học. Trong các nội dung kiến thức kĩ năng cần đạt thì kiến thức, kĩ năng về so sánh phân số rất quan trọng, làm nền tảng cho các các dạng bài tập giải toán và vận dụng tiếp theo. Nhưng thực tế chương trình phân phối nội dung này chỉ trong 2 bài sau đó có lồng ghép tiếp ở một số bài khác. Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy vẫn còn nhiều học sinh lúng túng khi làm các dạng bài về so sánh phân số chủ yếu do các em chưa biết lựa chọn phương pháp giải tối ưu nhất đối với từng bài cụ thể. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm giúp học sinh thực hện các bài toán về so sánh phân số.
1. Giúp học sinh nắm chắc quy tắc về so sánh phân số cơ bản và nâng cao
- Dạng 1: So sánh các phân số có cùng mẫu số.
+ So sánh tử số của các phân số đó rồi kết luận.
- Dạng 2: So sánh các phân số khác mẫu số.
Phải đưa các phân số đó về cùng mẫu số, sau đó mới so sánh được. Dùng tính
chất cơ bản của phân số để đưa các phân số đó về cùng mẫu số theo 1 trong 2 cách sau:
+ Rút gọn phân số.
+ Quy đồng mẫu số.
- Dạng 3: So sánh phân số với 1.
- Dạng 4: So sánh phân số có cùng tử số.
- Dạng 5: So sánh phân số bằng cách so sánh phần bù của phân số đó.
- Dạng 6: So sánh phân số qua phân số trung gian.
2. Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề khi hình thành bài.
+ Bước 1: Giúp học sinh tự phát hiện: Để hình thành quy tắc giáo viên cho học sinh quan sát đồ dùng trực quan, dựa vào kiến thức đã học để tự phát hiện kiến thức mới:
+ Bước 2: Thiết lập mối quan hệ: Từ việc giúp học sinh tự phát hiện, bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, học sinh nắm được mối liên hệ giữa cách so sánh phân số cùng mẫu số với so sánh phân số khác mẫu số, từ đó học sinh tự rút ra cách so sánh phân số khác mẫu số.
+ Bước 3: Giúp học sinh khái quát hóa: Từ việc tự phát hiện và thiết lập mối quan hệ, giáo viên giúp các em rút ra kết luận (Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số, ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số đó, rồi so sánh các tử số của hai phân số mới)
3. Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết học bài mới để học sinh bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới.
Sau khi hình thành kiến thức mới thường có bài tập để tạo điều kiện cho học sinh củng cố kiến thức mới qua thực hành và bước đầu tập vận dụng kiến thức mới để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập và trong đời sống, giáo viên chọn trong số các bài tập cho học sinh làm và chữa ngay tại lớp, từ đó học sinh có thể làm tiếp các bài tập còn lại ngay tại lớp (nếu còn thời gian) hoặc có thể làm bài khi tự học
Trong tiết luyện tập, luyện tập chung, ôn tập, giáo viên giúp các em củng cố và hệ thống các kiến thức góp phần phát triển khả năng diễn đạt và trình độ tư duy của học sinh, khuyến khích các em phát triển năng lực học tập.
4. Khuyến khích học sinh tự làm theo khả năng của mình
Để phát huy năng lực từng HS, giáo viên không nhất thiết quy định tốc độ và thời gian làm bài chung cho cả lớp mà có thể khuyến khích HS chủ động làm bài, tự kiểm tra bài rồi chuyển đến các nhiệm vụ tiếp theo.
HS cũng có thể vận dụng nhiều cách khác nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
5. Tạo sự hỗ trợ giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh
Sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau được thực hiện thông qua việc soát bài theo nhóm đôi sau khi đã hoàn thành hoặc cùng trao đổi, bàn bạc về cách làm của những bài toán mở rộng, có tính sáng tạo. Để hoạt động này hiệu quả, giáo viên cần định hướng cách soát bài, đưa ra đáp án, biết điều chỉnh khi phát hiện sai sót; định hướng vận dụng kiến thức nào vào các bài tập mở rộng,...
6. Giúp học sinh biết so sánh phân số bằng nhiều cách.
Để thực hiện các bài dạng so sánh phân số, ngoài cách trong sách giáo khoa giáo viên sẽ giới thiệu, hướng dẫn học sinh một số cách khác ngoài sách giáo khoa để các em thực hiện linh hoạt, hiệu quả hơn. Với các dạng bài nâng cao này, giáo viên định hướng đối tượng HS phù hợp sẽ hiệu quả. Việc nâng cao cần được thực hiện dần dần cả về mức độ và đối tượng.
Với một số kinh nghiệm như trên, trong quá trình giảng dạy, với năng lực giáo viên cúng như đặc thù học sinh, tôi hy vọng việc dạy và học nội dung so sánh phân số của GV và HS lớp 4 sẽ gặp nhiều thuận lợi và hiệu quả.