Sáng ngày 13/12/2023, thực hiện Kế hoạch số 77/KH-THTT ngày 06/10/2023 của trường TH Thượng Thanh về việc tổ chức và tham gia Hội thi GVDG các cấp, cô giáo Cao Tuyết Lê đã tham gia Hội thi GVDG cấp quận năm học 2023-2024.
Mỗi tuổi thơ đều có những ước mơ về một thế giới lung linh sắc màu. Trong các nhà trường phổ thông, môn Mĩ Thuật chính là “cây cầu nối” đưa các em đến gần hơn với trí tưởng tượng thú vị của mình. Giúp các em thắp sáng những ước mơ ấy, sáng ngày 13/12/2023, cô giáo Cao Tuyết Lê - trường TH Thượng Thanh - đã đã tham gia Hội thi với tiết thực hành Chủ đề - Mái ấm gia đình, Bài 3 - Gia đình yêu thương (T1).
Tiết dự thi diễn ra thành công với nhiều điểm nổi bật như: tổ chức tiết học với PPDH mới, các hoạt động giúp các em học sinh đạt được yêu cầu của tiết học cũng như kích thích trí tưởng tượng sáng tạo, phát triển năng lực thẩm mĩ trong các em học sinh. Kĩ năng CNTT của giáo viên cũng được đánh giá rất cao qua việc thiết kế bài dạy cũng như xây dựng video minh họa. Đồ dùng dạy học trực quan rất phong phú và đa dạng về hình thức, chất liệu giúp học sinh hình thành ý tưởng cũng như sáng tạo trong quá trình thực hiện sản phẩm.
Với nội dung trọng tâm là định hướng phát triển năng lực cho học sinh, mở đầu bài học, học sinh đã được khởi động một qua bài hát sôi động về chủ đề gia đình. Ở hoạt động 1, học sinh quan sát, tìm hiểu về các hoạt động trong gia đình. Từ việc quan sát các bức tranh, hình ảnh, và sự sáng tạo khi đóng vai, các bạn nhỏ đã liên hệ được với thực tế, tả được đặc điểm, hình dáng và các hoạt động của thành viên trong gia đình mình.
Ở hoạt động 2 – Kiến tạo kiến thức kĩ năng, giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động “Góc sáng tạo”, từ kho hình ảnh về các dáng hoạt động của con người, các sự vật, đồ vật xung quanh cuộc sống mà các con đã được học ở những bài học trước để học sinh hoạt động nhóm sắp xếp bức tranh về một hoạt động trong gia đình. Chính sự mới lạ về cách tổ chức hoạt động “Góc sáng tạo” đã giúp cho học sinh hứng khởi vào bài học và nắm bắt được cách thực hiện bức tranh gia đình. Sau khi hoạt động nhóm tích cực và sắp xếp được những sản phẩm đẹp theo nhóm, học sinh rất mạnh dạn tự tin chia sẻ về bức tranh của nhóm mình, nhóm bạn, biết quan sát và nêu được cảm nhận về nội dung tranh, hình ảnh, màu sắc của bức tranh. Không những thế, các em còn biết sắm vai các nhân vật, diễn tả lại những dáng hoạt động của các nhân vật trong tranh giúp cho việc hình thành và phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù.
“Học sinh hoạt động nhóm tích cực”
“Học sinh rất mạnh dạn tự tin chia sẻ về bức tranh của nhóm mình”
“Học sinh mạnh dạn góp ý và chỉnh sửa cho bức tranh của nhóm bạn"
Học sinh luyện tập – sáng tạo với những bức tranh về các hoạt động trong gia đình rất ý nghĩa, sáng tạo khi thực hành, sử dụng đa dạng các chất liệu và tạo hình sản phẩm phong phú.
“Học sinh thực hành luyện tập – sáng tạo”
Sau khi hoàn thành được những sản phẩm đẹp, các em rất mạnh dạn tự tin chia sẻ về bức tranh của mình, của bạn. Quan sát và nêu được cảm nhận về nội dung tranh, hình ảnh, màu sắc của bức tranh. Trong tiết học, học sinh học tập sôi nổi, chủ động, tích cực hợp tác và hoàn thành tốt mục tiêu tiết học.
“Học sinh tự tin giới thiệu bức tranh gia đình”
“Những bức tranh về các hoạt động trong gia đình của các em học sịnh”
Với PPDH đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong cách thức truyền thụ tri thức, cô giáo Cao Tuyết Lê đã giúp các em học sinh tiếp cận với thực tế cuộc sống, dùng óc quan sát, sự liên tưởng cùng những đường nét, màu sắc để thể hiện các bức tranh về hoạt động gia đình, từ đó các em biết bày tỏ tình cảm của mình dành tặng cho ông bà, cha mẹ cùng những người thân yêu.
“Đ/c Trần Anh và các đ/c trong BGK Hội thi, BGH nhà trường tặng hoa chúc mừng
và chụp ảnh lưu niệm cùng cô giáo.”
Tiết dạy dự thi của cô giáo Cao Tuyết Lê đã thành công tốt đẹp với không khí tràn ngập niềm vui là ấn tượng tốt đẹp của BGK về một ngôi trường xanh, sạch, đẹp, mến khách, thân thiện của các thầy cô giáo và các con học sinh trường tiểu học Thượng Thanh quận Long Biên thành phố Hà Nội.
“Một số bức tranh của học sinh trong tiết học”