Bệnh học đường là những bệnh liên quan đến lứa tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường.
1. BỆNH CONG VẸO CỘT SỐNG
Cong vẹo cột sống là sự bất thường của cột sống bị cong về bên trái hoặc bên phải. Bệnh cong vẹo cột sống thường xảy ra từ độ tuổi 8 – 14 tuổi, do lúc này xương vẫn đang trong quá trình phát triển. Dưới một tác nhân nào đó (ngồi học không đúng tư thế, mang cặp sách quá nặng, bàn học không đúng tiêu chuẩn) gây áp lực lên cột sống khiến cột sống không phát triển bình thường mà bị cong sang một bên. Trên thế giới, ước tính cứ khoảng 40 em học sinh thì có 1 em bị mắc bệnh cong vẹo cột sống với những mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Cách phòng ngừa bệnh cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học sinh:
Ngồi học đúng tư thế, lưng thẳng, đầu ngẩng, không ngồi vẹo lệch sang một bên.
Bàn ghế phải có kích thước phù hợp với trẻ (không cao quá hoặc thấp quá), hạn chế cho trẻ mang vác những vật nặng, tập luyện thể thao với cường độ cao...
Ngoài ra cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để hệ xương của trẻ phát triển chắc khỏe. Nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, bổ sung canxi bằng cách ăn cua, tôm...
2. TẬT KHÚC XẠ
Chủ yếu là cận thị và viễn thị. Có khoảng 15 % học sinh đang độ tuổi đi học mắc phải bệnh cận thị và đang có nguy cơ ngày càng tăng cao. Cận thị xảy ra khi tiêu cự nhãn cầu dài hơn so với bình thường, khiến mắt không thể nhìn rõ đồ vật hoặc do giác mạc có độ cong quá lớn do đó ánh sáng đi vào mắt là không tập trung một cách chính xác. Các tia sáng của hình ảnh tập trung vào phía trước võng mạc, phần nhạy cảm ánh sáng của mắt, hơn là trực tiếp trên võng mạc, gây mờ mắt. Nguyên nhân cận thị ở học đường là do ánh sáng không đủ, ngồi quá xa bảng…
Cách phòng tránh tật khúc xạ mắt ở lứa tuổi học đường:
Đảm bảo nguồn sáng cho lớp học và chỗ ngồi học của các em.
Không nên để trẻ em xem ti vi quá nhiều và ngồi gần.
Bổ sung thêm vitamin A cho con bằng cách bổ dinh những nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vào bữa ăn như: cà rốt, cá… hoặc uống thuốc hỗ trợ bổ xung vitamin A.
3. BỆNH RĂNG MIỆNG
Bệnh răng miệng ở lứa tuổi đi học nhất là hs cấp 1 đó là do ăn uống và vệ sinh không đúng cách. Khiến vi khuẩn ăn mòn răng và viêm lợi, thậm chí một số em HS bị sún...Bệnh răng miệng còn gây nhức răng, ảnh hưởng đến dây thần kinh vùng miệng và tủy răng có nguy cơ khiến răng bị hỏng hoàn toàn, hoặc phải nhổ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của học sinh
Cách phòng tránh răng miệng tốt nhất chính là:
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau bữa ăn.
Thay bàn chải đánh răng 3 tháng 1 lần.
Đánh răng 3 phút ngay sau khi ăn.
Không dùng tăm xỉa răng, dùng chỉ nha khoa.
Hạn chế cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, không ăn đồ ngọt trước khi đi ngủ.
Chải răng đúng cách.
4. BỆNH BÉO PHÌ
Hiện nay tình trạng béo phì ở lứa tuổi học đường ngày càng tăng. Những nguyên nhân dẫn đến béo phì là do yếu tố di truyền, do chế độ ăn uống không lành mạnh, lười hoạt động. Bệnh béo phí ở trẻ không không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các em như dẫn đến bệnh tim mạch, ảnh hưởng đến hệ xương khớp, thoái hóa khớp.
Cách phòng tránh bệnh béo phì:
Lựa chọn một chế độ sống lành mạnh.
Thường xuyên vận động, bố mẹ có thể nhờ trẻ làm một số việc nhà như dọn nhà, tưới cây, quét sân, nhà…
Chế độ dinh dưỡng hợp lý, không quá nhiều đồ ngọt…