Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông không có cách nào khác là phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trên tất cả các tuyến đường góp phần giảm hậu quả tai nạn giao thông cho chúng ta. Mỗi cá nhân chúng ta cần nhớ:
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
- Trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.
- Đội mũ cho con, trọn tình cha mẹ.
- Nhớ lời thầy, cô dặn: Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện
Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng: mũ bảo hiểm chỉ có tác dụng bảo vệ, hạn chế chấn thương cho đầu khi gặp sự cố tai nạn. Khi tham gia giao thông an toàn, bên cạnh việc đội mũ bảo hiểm quan trọng nhất là chọn cỡ phù hợp với đầu, phải vừa vặn, khít với vòng đầu, người tham gia giao thông cần nghiêm túc thực hiện đúng và đầy đủ các quy tắc điều khiển phương tiện tham gia giao thông như đi đúng làn đường, không phóng nhanh vượt ẩu, không vượt đèn đỏ, không chở quá số người quy định…Như vậy, ý thức, thái độ của mọi người dân, của học sinh chúng ta phải dần tự giác nâng cao, nghiêm túc chấp hành và thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông. Đội mũ bảo hiểm và mũ bảo hiểm đạt chuẩn khi tham gia giao thông khi đi trên mô tô, xe máy, xe đạp điện là bảo vệ chính mình, là gìn giữ nụ cười niềm vui, hạnh phúc của từng gia đình, là tương lai tươi sáng của mọi nhà và của đất nước.
Đối với học sinh, chúng ta hãy nêu cao tinh thần hành động của tuổi trẻ học đường, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Các em phải:
1. Tham gia học tập Luật giao thông đường bộ ở trường, ở lớp. Ngoài ra mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và qui định đảm bảo an toàn giao thông.
2. Chấp hành nghiêm chỉnh qui định về an toàn giao thông. Phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy; không dùng ô khi đi xe đạp, xe máy; không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đúng chỗ qui định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã 3, ngã tư.
3. Đi bộ sang đường đúng qui định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng qui định.
4. Tuyên truyền Luật an toàn giao thông: Tuyên truyền với người thân trong gia đình đảm bảo an toàn khi tham ra giao thông, nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, không uống bia riệu khi tham ra giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu…, tuyên truyền về an toàn giao thông đến tất cả mọi người trong khu vực mình sinh sống, tham gia các đội thanh niên tình nguyện về an toàn giao thông.
Hãy ghi nhớ, thực hiện và tuyên truyền đến tất cả những người xung quanh mình bạn nhé. Bạn làm điều này là đang góp phần chung tay xây dựng một xã hội giao thông an toàn, thân thiện. Chắc chắn nụ cười vẹn nguyên sẽ luôn nở trên môi chúng ta!