Tai nạn thương tích (TNTT) rất dễ xảy ra với học sinh tiểu học vì ở lứa tuổi này, các em thường hiếu động, thích tò mò, nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phong, tránh. Để giúp các em phòng tránh TNTT, giáo viên và người làm công tác giáo dục tại các nhà trường cần có các hiểu biết và kĩ năng sau:
I. PHÂN LOẠI TNTT THEO NGUYÊN NHÂN:
- TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….
- Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào đó là trường hợp bỏng.
- Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
- Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
- Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống
- Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải.
- Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất).
- Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…
- Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương…
- Bom mìn và các vật nổ: Là TNTT khi tiếp xúc với bom mìn, các vật nổ, chất phát nổ…
- Tự tử: là trường hợp tử vong do TNTT ngộ độc hoặc ngạt mà có đủ bằng chứng rằng tử vong đó do chính nạn nhân gây ra với mục đích đem lại cái chết cho chính họ. Có ý định tự tử do tự làm tổn thương bản thân nhưng chưa gây tử vong mà vẫn có đủ bằng chứng để kết luận. Một dự định tự tử có thể hoặc không dẫn đến thương tích.
II. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY TAI NẠN THƯƠNG TÍCH:
1- Yếu tố xã hội:
- Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội của mỗi vùng, miền, mỗi quốc gia có những đặc điểm về yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích khác nhau. Hiện nay ở các nước đang phát triển TNTT được coi là hậu quả không thể tránh khỏi. Sự gia tăng về cơ giới hóa về giao thông, sự đô thị hóa và sự thay đổi công nghệ các nước đang phát triển là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng về tình trạng TNTT ở các nước này. Ở những nước kinh tế-xã hội phát triển còn thấp cũng dễ gây ra TNTT do lửa, đánh nhau….
2. Yếu tố con người:
- Tai nạn thương tích phụ thuộc vào các yếu tố: Giới tính, tuổi tác, nhận thức hành vi, tình trạng sức khỏe sử dụng rượu bia và các chất kích thích khác…..
3. Yếu tố môi trường:
- Môi trường và vật chất:
+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở nhà: ổ cắm, cầu dao, dao kéo, thuốc trừ sâu….
+ Các yếu tố nguy cơ thường gặp ở trường: bàn ghế hư hỏng chưa sửa chữa kịp, ngã do chạynhảy, đùa nghịch, thức ăn không đảm bảo ATTP….
+ Các yếu tốnguy cơ ngoài cộng đồng: Nhiều ao hồ, cơ sở hạ tầng, đường giao thông không đảm bảo…
- Môi trường phi vật chất:
+ Văn bản pháp luật liên quan đến an toàn chưa đồng bộ.
+ Việc thực thi các quy định, luật an toàn chưa tốt, chưa kiểm tra, giám sát, chưa có biệnpháp rõ ràng.
+ Giáo dục về an toàn còn chưa thực hiện đầy đủ, nhận thức của mọi người về phòng chống tai nạn thương tích còn hạn chế.
Tai nạn thương tích hiện đang là vấnđề sức khỏe của toàn cầu.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH:
Rất nhiều thương tích nghiêm trọng tại trường có thể phòng tránh được nếu GV, cha mẹ học sinh và các em có ý thức và thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa.
- Phòng ngã:
+ Tuyên truyền, nhắc nhở các em không chạy nhảy, đùa nghịch; không gây gổ đánh nhau; không mang đến trường những vật sắc, nhọn nguy hiểm như: dao, súng cao su…..
+ Nhà trường tổ chức kiểm tra thường xuyên, nhắc nhở và thu giữ các vật gây nguy hiểm nếu có.
+ Nhà trường đảm bảo CSVC không có nguy cơ gây TNTT, có biển cảnh báo nguy hiểm để HS tránh xa.
- Phòng tránh tai nạn giao thông:
+ Tuyên truyền thực tốt luật giao thông đường bộ bằng nhiều hình thức: phát thanh, poster, lồng ghép tiết dạy, sân khấu hóa,...
+ Tổ chức phân luồng giao thông cổng trường giờ cao điểm (kẻ vạch, cử người hỗ trợ), nhắc nhở CMHS, HS không tụ tập trước cổng trường.
- Phòng tránh bỏng:
+ Phòng thí nghiệm phải có nội quy, hướng dẫn an toàn hóa chất, an toàn điện….
+ Phối hợp với CMHS để phòng tránh bỏng cho HS tại gia đình.
- Phòng tránh đuối nước:
+ Tuyên truyền HS không tắm biển, bể bơi, sông, ao, hồ.. khi không có sự giám sát của người lớn. Khi đi qua sông đi đò phải mặc áo phao cứu sinh.
+ Vận động HS tham gia các lớp học bơi và phòng chống đuối nước.
- Phòng tránh điện giật:
+ Dây điện trong phòng phải được đặt trong ống cách điện và dùng loại dây có vỏ bọc cách điện, có tiết diện dây đủ lớn để dây điện không bị quá tải gây chạm chập, phát hoả.
+ Phải lắp cầu dao hay áptơmát ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hoả do điện.
+ Không chạm vào chỗ đang có điện trong nhà như: Ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ nối dây; dây điện trần… để không bị điện giật chết người.
+ Không sử dụng dây điện, thiết bị điện, đồ dùng điện trong nhà có chất lượng kém vì dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ gây điện giật chết người và dễ gây phát hoả trong nhà.
+ Không tới gần hoặc đưa bất cứ vật gì đến gần đường dây điện 22kV trong phạm vi 2 mét như: Leo lên mái nhà, ban-công, ô-văng; đưa tấm tole, thanh kim loại… gần đường dây điện để đề phòng điện giật hoặc điện cao áp phóng chết người.
+ Không cất nhà ở, công trình gần cột điện cao áp 22kV trong phạm vi 3 mét; khi xây dựng nhà ở, công trình gần đường dây điện cao áp phải liên hệ với ngành Điện để thoả thuận khoảng cách an toàn.
+ Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài…) phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.
+ Không đóng cầu dao, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép, đứng nơi ẩm ướt để không bị điện giật.
+ Không để trang thiết bị điện phát nhiệt ở gần đồ vật dễ cháy nổ để không làm phát hoả trong nhà.
+ Các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, công tắc, ổ cắm điện… bị hư hỏng phải sửa chữa, thay thế ngay để người sử dụng không chạm phải các phần dẫn điện gây điện giật chết người.
+ Không đào đất gần móng cột điện gây khả năng lún, sụt cột; không đắp đất lên cao làm giảm khoảng cách an toàn từ dây dẫn điện đến mặt đất.
+ Không lắp đặt ăng-ten, dây phơi, giàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo hoặc các vật dụng khác tại các vị trí mà khi đổ, rơi sẽ va quệt vào công trình lưới điện.
+ Không quăng, ném, bắn bất kỳ vật gì lên đường dây điện, vào công trình điện.
+ Không thả diều, bóng bay, các vật bay khác… trong phạm vi bảo vệ công trình điện.
+ Khi phát hiện cột điện đổ hoặc dây điện đứt rơi xuống đường, ruộng, ao hồ... người dân không được đến gần và phải cấp báo cho mọi người xung quanh biết, tìm cách lập rào chắn và báo ngay cho tổ điện gần nhất.
- Phòng tránh ngộ độc thức ăn:
+ Phải ăn thức ăn chín, uống nước đun sôi.
+ Không ăn quà, thức ăn chưa biết rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng….