Tiếng Việt là bộ môn có thể giúp cho học sinh tăng cường khả năng ngôn ngữ. Tuy nhiên “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” khiến nhiều học sinh cảm thấy đây là môn học vô cùng khó. Hãy cùng tìm các phương pháp để học sinh yêu thích môn Tiếng Việt hơn và không coi đây là môn học phức tạp nữa nhé.
Khuyến khích trẻ khám phá cuộc sống, khám phá thế giới xung quanh
Với trẻ, cuộc sống xung quanh luôn ẩn chứa bao điều mới lạ, thú vị. Với cuộc sống muôn màu như vậy, chắc hẳn trẻ sẽ đưa ra những câu hỏi, những thắc mắc. Điều đó sẽ giúp trẻ định hình và cách diễn tả sự vật, hiện tượng, hay những gì mình định nói.
Việc khám phá thế giới xung quanh cũng phần nào giúp trẻ nâng cao sự hiểu biết, tăng vốn ngôn từ, kích thích trẻ tư duy tốt hơn. Điều đó phục vụ rất lớn trong việc phát triển khả năng làm tập làm văn của trẻ.
Sinh động hóa giờ học văn
Phần nhiều trẻ sẽ học văn trên lớp với sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Chính vì thế phương pháp dạy của các cô cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu của trẻ.
Với môn văn thì các thầy cô giáo nên chuẩn bị giáo án kỹ hơn. Ngoài việc giảng chay bằng lời nói, các thầy cô có thể sử dụng bằng tranh, ảnh, video để minh họa tốt hơn. Giúp trẻ hứng khởi với môn học hơn, từ đó tiếp thu bài tốt hơn.
Sự hướng dẫn của cha mẹ là cần thiết
Các bậc cha mẹ nên quan tâm tới việc học của con. Điều đó sẽ giúp trẻ tiến bộ hơn khi về nhà có sự giam sát và hướng dẫn từ cha mẹ.
Hạn chế không cho trẻ sử dụng văn mẫu
Nhiều phụ huynh tin rằng việc cho bé đọc văn mẫu sẽ giúp bé có thể tăng khả năng thấu hiểu văn và làm văn tốt hơn. Tuy nhiên nếu để bé lạm dụng thì sẽ dẫn đến bé thụ động và phụ thuộc hoàn toàn vào văn mẫu.
Khi đó học văn với bé sẽ không có sự sáng tạo, bé dễ đi theo lối mòn và dần dần không còn hứng thú hay sự yêu thích với môn văn nữa.
Hướng dẫn trẻ dùng từ khi làm văn
Hầu như các em học sinh tiểu học thường rất khó với bài tập làm văn. Bởi lẽ các em chưa biết cách diễn đạt và dùng từ sao cho đúng. Vì vậy, khi hướng dẫn các em học, cần chú ý hướng dẫn các em chọn lọc ý và cách dùng từ khi viết văn.
Hướng dẫn các bé cách tự miêu tả
Đối với học sinh tiểu học thường có những bài văn miêu tả cảnh. Để các em có thể học tốt văn thì các bậc phụ huynh nên hướng dẫn bé viết một bài văn miêu tả thì nên theo trình tự nào là hợp lý.
Ví dụ với bài văn tả cảnh thì hướng dẫn các em cách tả chung theo tứ tự không gian. Từ gần đến xa, hay từ xa đến gần, từ cao xuống thấp hay từ thấp lên cao.
Hoặc đối với văn kể chuyện thì cần hướng dẫn các em nóm rõ nội dung chính, tóm tắt lại và kể theo lời kể của mình. Tránh trường hợp bé học thuộc lòng rồi quên ý, diễn đạt không trôi chảy mà cũng không hiểu hết được câu chuyện.
Hướng dẫn các em cách mở rộng câu
Thường thì các em chưa biết cách diễn đạt câu, dẫn đến thường là liệt kê một cách ngắn gọn. Chưa gợi tả hay bộc lộ được hết cảm xúc khi viết. Chính vì thế các thầy cô cần hướng dẫn để các em có thể mở rộng trên chính câu các em đã viết. Nó sẽ giúp các em hiểu và nhớ cách viết hơn.
Sử dụng trò chơi ngôn ngữ
Việc chơi các trò chơi ngôn ngữ có thể giúp trẻ tăng được vôn từ ngữ của mình. Ví dụ như những câu đố nhỏ nhỏ, kể lại các vật dụng trong nhà có màu đỏ hay tìm những đồ vật có hình tròn,... Khuyến khích cả nhà tham gia chơi cùng bé để tạo cho bé sự thích thú và hứng khởi hơn.
Việc chơi những trò chơi đơn giản mang nhiều tính liên tưởng như vậy có thể giúp bé tưởng tượng tốt hơn, miêu tả tốt hơn và yêu thích môn Văn hơn.
Khuyến khích trẻ chia sẻ cảm nhận và miêu tả lại sau mỗi buổi học
Để tăng khả năng trình bày của bé, hãy khuyến khích bé kể lại cho bạn nghe về buổi học hôm đó của bé. Buổi học có gì vui, bé học được những gì,... Từ đó không những giúp trẻ ôn luyện kiến thức mà khả năng diễn đạt trình bày cũng dần tốt hơn.
Không nên gây áp lực cho bé khi học
Để có thể học giỏi văn thì phải cần một quá trình dài rèn giũa. Vì việc diễn tả, thấu hiểu văn học thì vốn không dễ dàng. Đặc biệt với bé tiểu học thì đó là khởi đầu, tiền đề cho việc trình bày và học tập sau này trong tất cả các môn.
Tiếng Việt là bộ môn bồi đắp cho tâm hồn học sinh những giá trị nhân văn, những tình cảm với gia đình, quê hương đất nước. Dạy cho học sinh những đạo nghĩa ở cuộc sống , do đó hướng dẫn học sinh để học sinh yêu thích môn học này là điều nên làm.
Chúc bạn thành công!