PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TRONG TRƯỜNG HỌC
BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT LÀ GÌ
Sốt xuất huyết là bệnh nhiễm vi rút cấp tính do
muỗi vằn truyền bệnh.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Virus Dengue truyền bệnh từ người bệnh sang người lành qua muỗi (muỗi vằn) đốt: Muỗi Aedes. Aegypti, Muỗi Aedes. albopictus
Virus có trong máu người bệnh trong thời gian bị sốt.
BIỂU HIỆN CỦA NGƯỜI NGHI SXHD
- Sốt cao, đột ngột liên tục ≥ 2 ngày
- Đau đầu dữ dội (thường ở vùng trán)
- Đau hốc mắt, đau người, các khớp
- Buồn nôn
- Phát ban
Dấu hiệu nguy hiểm cần đến ngay cơ sở y tế
- Có các chấm đỏ trên da
- Khát nhiều (khô miệng),Nôn liên tục hoặc nôn ra máu
- Chảy máu mũi hoặc chảy máu lợi
- Đau bụng, Đi ngoài phân đen
- Ngủ li bì hoặc quấy khóc (trẻ em)
Bệnh có thể tử vong
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời
Bệnh SXHD
chưa có vắc xin phòng bệnh
NGUỒN BỆNH VÀ ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
- Nguồn bệnh (vật chủ): Người là vật chủ chính, ngoài ra còn có Linh trưởng.
- Người bệnh nhiễm virus Dengue bị muỗi Aedes đốt mang virus rồi truyền cho người lành.
- Ước tính cứ 1 trường hợp SXHD nặng vào bệnh viện thì có khoảng 200-500 người bị nhiễm virus Dengue.
NGUỒN BỆNH
- Người bệnh là nguồn lây bệnh trong thời kỳ có sốt, nhất là 5 ngày đầu của sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút.
- Thời kỳ ủ bệnh từ 3 - 14 ngày, trung bình 5 - 7 ngày.
- Muỗi bị nhiễm vi rút thường sau 8 -12 ngày sau hút máu: có thể truyền bệnh và truyền bệnh suốt đời.
PHÒNG CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT
+ Diệt bọ gậy: 3 cách: Loại bỏ nơi chứa nước/đậy nắp kín (Không để nước đọng để muỗi đẻ trứng), Thả Cá, Hóa chất diệt bọ gậy (Abate)
+ Xử lý muỗi phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue
- Xua đuổi muỗi
- Tránh muỗi đốt
- Diệt muỗi
- THỰC HIỆN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG PHÒNG CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT
- CÁC HOẠT ĐỘNG CẦN TRIỂN KHAI CHỦ ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT TRONG TRƯỜNG HỌC
- 1. Tuyên truyền cho toàn thể CB, GV, HS về các biện pháp PC SXH
- 2. Phát động phong trào tổng vệ sinh - diệt bọ gậy 7 ngày/1 lần.
- 3. Thường xuyên giám sát phát hiện diệt bọ gậy, tổ giám sát việc diệt bọ gậy. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, các khu vực cụ thể.
- 4. Phát động phong trào diệt bọ gậy tại nhà, tổng hợp KQ
- 5. Có thể phát cam kết về đảm bảo VSMT, diệt bọ gậy tới CB, GV, HS nhà trường
- 6. Phun thuốc xử lý môi trường, diệt muỗi
- 7. Theo dõi, giám sát học sinh nghỉ học, nghỉ ốm, đặc biệt nghỉ ốm do SXH, báo cáo BGH nhà trường để có biện pháp triển khai phù hợp.
- 8. Chủ động GS phát hiện bệnh nhân mắc SXH, nghi ngờ mắc SXH; khuyến cáo bệnh nhân, trường hợp nghi ngờ đến ngay cơ sở y tế để được khám, tư vấn điều trị kịp thời.
- 9. Liên hệ chặt chẽ với Trạm Y tế Phường, Trung tâm Y tế Quận, để GS, xử lý MT
- 10. Phối hợp với chính quyền địa phương trong công tác GS PCD sốt xuất huyết.
-
-