Các bạn biết không? Rác nhựa không có khả năng tự phân hủy sinh học, chúng chỉ có thể vỡ thành từng mảnh nhỏ và trôi nổi khắp nơi. Nếu có tác động của ảnh sáng mặt trời thì phải nhiều thế kỉ nhựa mới phân hủy được. Các nhà khoa học chỉ ra: chai nhựa mất tới 450 năm - 1000 năm để phân hủy, ống hút nhựa phải tới 100 năm – 500 năm, túi nhựa cần 500 năm - 1000 năm,…
Theo thống kê, mỗi năm, thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa và nó gần tương đương với trọng lượng dân số toàn cầu. Theo báo cáo của liên hợp quốc, mỗi năm sản xuất được 500 tỷ tấn nhựa. Trong hơn 50 năm qua, lượng nhựa được tiêu dùng tăng gấp 20 lần và dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong những năm tới. Với số lượng túi và chai nhựa được sử dụng nhiều như vậy thì phải mất tới bao nhiêu năm để phân hủy hết? Cũng theo thống kê, cho đến nay thì thế giới cũng đang phải đối mặt với 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa. Nếu mức dùng không dừng lại thì tính đến năm 2050 có tới 33 tỷ tấn rác thải nhựa, trong đó 13 tỉ tấn trôi nổi ở các đại dương. Còn ở Việt Nam, thống kê bình quân, mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng Hà Nội, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 60 tấn rác thải nhựa và nilon. Còn con số này đối với TP.Hồ Chí Minh là khoảng 80 tấn. Hiện có 05 quốc gia có rác thải nhựa lớn nhất thế giới. Đó là Trung Quốc, Indonexia, Philippin, Việt Nam và Thái Lan, chiếm 55-60% tổng lượng rác thải nhựa ra đại dương thậm chí còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi đó là "
Ô nhiễm trắng".
Giống như hàng tỉ tỉ sản phẩm từ nhựa khác sau khi được sử dụng thì chúng được tập kết vào bãi phế liệu. Rồi mưa đổ ngập đầy lên chúng, hòa vào phân tử nước trong chúng rồi hòa vào các dòng chảy gây nhiễm độc hệ sinh thái và các loài động vật khác. Còn nhiều trường hợp chai, túi nhựa khác chẳng may trôi theo dòng sông, sông lại đổ ra đại dương. Qua hàng tháng nó lưu lạc nơi biển khơi rồi chúng lại ra nhập binh đoàn xoáy rác ở đại dương. Để rồi những sinh vật biển nhầm lẫn mảnh nhựa thành thức ăn của chúng. Nếu như cá ăn phải các mảnh nhựa ấy, cá thì bị mực xơi mà mực thì là thức ăn yêu thích của cá ngừ và các ngừ lại là đồ của con người. Chỉ với một ví dụ đơn giản vậy thôi, chúng ta đã biết hậu quả khủng khiếp phải không nào?
Tác hại của rác thải nhựa ghê gớm là vậy nên chúng ta cùng nhau chung tay bằng cách thay đổi từ những thói quen nhỏ, đễ làm nhất như: không sử dụng ống hút nhựa, chai nhựa,.... Thay vào đó chúng ta dùng chai, lọ, thìa,… có thể tái sử dụng, mua bao bì giấy, phân loại rác thải để xử lí rác một cách hợp lí nhất. Mỗi bà nội trợ, thay vì sử dụng vài chục túi nilong hàng ngày bằng những chiếc túi giấy, làn sử dụng nhiều lần. Các con học sinh thay vì bọc sách vở bằng bìa ni lông, các em có thể tận dụng báo không đọc nữa để bọc, sử sụng các vật dụng bằng nhựa thật cẩn thận, tiết kiêm, tránh hư hỏng và nhanh chóng biến chúng thành rác thải nhựa. Chỉ với một hành động nhỏ hàng ngày đó, chúng ta đã góp phần rất lớn vào việc tuyên truyền, thực hiện phòng chống rác thải nhựa, góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.
Hiểu rõ về thực trạng, tác hại cũng như ý thức về việc phòng chống rác thải nhựa, trường Tiểu học Thượng Thanh đã nỗ lực thực hiện tốt các biện pháp sau: